Cảm biến là gì? Phân loại và ứng dụng của cảm biến

"QC: dịch vụ vận tải Ngọc Phát cho thue xe cau quan 1 chất lượng uy tín, xe chính chủ"

Cảm biến là gì? Phân loại và ứng dụng của cảm biến

Cảm biến là thiết bị thường được nhắc tới và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy hiện nay có những loại cảm biến nào và ứng dụng ra sao? Chúng ta hãy cùng dientusangtaovn tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Cảm biến là gì?

Cảm biến (tiếng Anh được gọi là sensor) là các thiết bị điện tử có thể cảm nhận những trạng thái hay quá trình hóa học, vật lý, sinh học của môi trường cần khảo sát. Từ các thông tin cảm nhận được sẽ biến đổi thành tín hiệu điện để thu thập thông tin về quá trình hay trạng thái đó.

Thông tin thu thập được sẽ được xử lý để rút ra một tham số định lượng hoặc định tính phục vụ cho một mục đích nào đó như dân sinh, nghiên cứu khoa học. Các tín hiệu đầu ra sẽ đo đạc, phục vụ trong truyền dẫn và xử lý thông tin hoặc thực hiện chức năng điều khiển các quá trình khác.

Cảm biến là gì?

Để bảo vệ cảm biến thì chúng thường được đặt trong các vỏ tạo thành đầu thu hay đầu dò (Test Probe). Một bộ cảm biến có thể lắp đặt cùng với các mạch điện hỗ trợ. Đôi khi hệ các mạch điện đóng gói cùng cũng gọi trọn bộ là “cảm biến”. 

Các cảm biến thường có kích thước không lớn. Đó là lý do mà nhiều văn liệu thì thuật ngữ cảm biến ít dùng cho vật có kích thước lớn. Thuật ngữ này cũng không được sử dụng cho một số loại chi tiết trong các thiết bị điện tử như công tắc bật đèn khi mở tủ lạnh, dù rằng về mặt hàn lâm núm này có cơ chế làm việc như một cảm biến.

Các loại cảm biến phổ biến

Hiện nay có rất nhiều loại cảm biến ra đời để phục vụ cho những mục đích khác nhau. Dưới đây là một số loại cảm biến thường thấy trong đời sống hàng ngày.

Cảm biến quang

Cảm biến quang (Photoelectric Sensor) là loại cảm biến chứa các linh kiện quang điện. Khi tiếp xúc với ánh sáng thì cảm biến quang sẽ thay đổi trạng thái dựa vào hiện tượng phát xạ điện từ ở cực Cathode. Tín hiệu quang sẽ được chuyển thành tín hiệu điện nhờ bộ xử lý. Từ đó có khả năng phát hiện được vật thể trong khu vực đó.

Hiện nay, cảm biến quang học có 3 loại đó là:

  • Cảm biến quang công nghệ hồng ngoại.
  • Cảm biến quang khuếch tán.
  • Cảm biến gương phản xạ.

Cảm biến áp suất

Cảm biến áp suất là thiết bị được dùng để đo áp suất cho các bình nén khí, lốp xe, máy nén,… Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng đo áp suất chất lỏng và nước.

Cảm biến áp suất có 3 loại là:

  • Cảm biến áp suất cầu.
  • Biến dung.
  • Áp cảm biến suất.

Phân loại cảm biến

Cảm biến nhiệt

Cảm biến nhiệt là thiết bị thường được dùng để đo nhiệt độ ở trong môi trường rắn, lỏng và khí. Thông thường thì cảm biến nhiệt có cấu tạo bao gồm hai bộ phận chính là đầu nóng và đầu lạnh. Đầu nóng dùng để tiếp xúc với những nơi cần đo nhiệt độ. Đầu lạnh nối với các bộ điều khiển hoặc dùng để mã hóa sau khi được truyền đến máy tính.

Cảm biến tiệm cận

Cảm biến tiệm cận sử dụng từ trường để phát hiện vật thể. Cảm biến tiệm cận có nguyên lý hoạt động dựa trên các nguồn điện từ. Chúng thường được sử dụng chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp. 

Cảm biến tiệm cận có 2 loại đó là cảm biến trường điện tử và điện dung.

Cảm biến chuyển động

Cảm biến chuyển động có chức năng chính là phát hiện ra các chuyển động vật lý trong môi trường xung quanh. Với các cảm biến chuyển động hiện nay còn có khả năng phát hiện và theo dõi được chuyển động của vật thể theo thời gian thực.

Loại cảm biến này thường không hoạt động độc lập mà được tích hợp vào các hệ thống khác như một thiết bị cầm tay. Bởi vậy, hình dáng của cảm biến có thể điều chỉnh để sao cho phù hợp với hệ thống đó.

Ứng dụng của cảm biến trong cuộc sống

Hiện nay, các loại cảm biến xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau và khá quen thuộc với người dùng. Dưới đây là những ứng dụng nổi bật của cảm biến.

  • Cảm biến hồng ngoại ứng dụng trong lĩnh vực chống trộm, nhà thông minh, đo nhiệt độ, dây chuyền sản xuất,…
  • Cảm biến nhiệt ứng dụng để đo nhiệt độ nước và các chất, kiểm soát lò hơi, lò sấy, đo nhiệt độ môi trường xung quanh,…
  • Cảm biến tiệm cận dùng để đếm sản phẩm trong dây chuyền sản xuất, phát hiện các vật có kích thước nhỏ, đo mức độ chất lỏng trong đóng gói sản phẩm,…
  • Cảm biến chuyển động ứng dụng để chống trộm, theo dõi chuyển động theo thời gian thực,…

Ứng dụng cảm biến trong sản xuất

Cảm biến được ứng dụng rộng rãi trong công nông nghiệp, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, môi trường, thông tin viễn thông, giao thông, vũ trụ, quân sự, gia dụng,… Hy vọng là bài viết đã đem lại cho bạn những thông tin thú vị về các loại cảm biến.

Blog sinhvienit.edu.vn cung cấp và chia sẻ thông tin hữu ích. Chúng tôi không kinh doanh bất kỳ sản phẩm nào hay dịch vụ nào, toàn bộ thông tin đánh giá sản phẩm/dịch vụ nhằm giúp bạn hiểu rõ về sản phẩm/dịch vụ hơn trước khi quyết định mua.

Sinhvien IT

Lh zalo: 0344766739 để trao đổi thêm thông tin hợp tác đăng tin quảng cáo, dịch vụ viết bài, mua backlink

Related Posts